TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP
THÔNG BÁO SỐ 5
Về việc tra cứu điểm thi thử lần 2 và thông báo thi thử lần 3
kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên năm 2024
Các em học sinh yêu quý!
Chấm bài thi thử lần thứ hai, các thầy cô vui mừng nhận thấy những chuyển biến tích cực: các em đã rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh đúng hướng, kịp thời sau lần cọ sát đầu tiên nên mặt bằng chung kết quả bài thi lần này tốt hơn lần trước. Mong các em tiếp tục nỗ lực ở chặng nước rút để về đích thành công.
Chúc các em vui khỏe, học tập hiệu quả!
Ban tổ chức thi trường THPT Chuyên ĐHSP xin gửi tới quý phụ huynh và các em học sinh gợi ý làm bài (có thang điểm) các môn thi, một vài nhận xét về kì thi, Tra cứu điểm thi lần 2.
I. NHẬN XÉT
1. Môn Toán
a. Nhận xét về bài làm môn Toán chung: Thí sinh xem tại đây
b. Nhận xét về bài làm môn Toán chuyên: Thí sinh xem tại đây
2. Môn Văn
a. Đối với bài văn chung.
- Câu 1:
+ Xác định phương thức biểu đạt chính là yêu cầu đơn giản nhưng vẫn có bạn để mất điểm ý này. Lưu ý: phương thức biểu đạt chính thông thường chỉ có một. Phương thức biểu đạt chính của văn nghị luận thường là nghị luận.
+ Với câu hỏi về cách hiểu một câu văn, ý kiến, các em nên trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm, tránh lan man quá dài.
+ Khi chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ, các em cần chỉ rõ biểu hiện của biện pháp tu từ đó, phân tích hiệu quả của biện pháp trên phương diện nội dung và hình thức. Có những em không đọc kĩ đề nên phân tích biện pháp tu từ ở đoạn (1) trong khi đề yêu cầu đoạn (2).
+ Đối với phần viết đoạn văn, các em cần đọc kĩ yêu cầu của đề để đảm bảo dung lượng, không viết quá dài; xác định đúng trọng tâm và tập trung viết về những việc nên làm để sử dụng thời gian ý nghĩa; tránh viết tản mạn về biểu hiện hoặc lạc hướng về tác dụng của việc dùng thời gian ý nghĩa. Đoạn văn thường yêu cầu triển khai một khía cạnh của vấn đề hoặc sử dụng một thao tác nghị luận, vậy cần tỉnh táo tập trung vào yêu cầu để đáp ứng, không viết lan man. Đồng thời, các em cần lựa chọn những dẫn chứng chính xác, phù hợp để chứng minh cho lập luận của bản thân, tránh dùng những dẫn chứng chung chung hoặc khiên cưỡng.
- Câu 2:
+ Vẫn còn những bài làm chưa đạt yêu cầu về quy cách và dung lượng của một BÀI VĂN. Các em cần huy động và sử dụng một cách hợp lí những kiến thức về tác giả, xuất xứ tác phẩm; tránh lạm dụng phần liên hệ, mở rộng; đảm bảo tính chính xác của ngữ liệu đưa vào bài.
+ Còn nhiều em khi viết mở bài không nêu được vấn đề nghị luận, không tách biệt với phần thân bài; phân tích, cảm nhận thơ không trích dẫn câu thơ; chưa biết cách xây dựng, triển khai hệ thống luận điểm phù hợp để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận được yêu cầu, chỉ phân tích chung chung toàn bộ ngữ liệu.
+ Một số em khi viết chỉ diễn xuôi lại bài thơ mà không bám sát phân tích các tín hiệu ngôn từ, chưa quan tâm đến các yếu tố nghệ thuật trong văn bản nên bài viết chưa đạt hiệu quả.
+ Các em lưu ý phân bố thời gian hợp lí để hoàn thiện bài làm, tránh để bài dang dở.
b. Đối với môn văn chuyên.
- Nhiều em xác định chưa đúng/ chưa sát yêu cầu của đề bài; chưa biết triển khai ý theo yêu cầu của một bài văn (còn không ít em cả hai câu đều viết đoạn văn).
- Câu 1: Một số bài làm thể hiện tư duy chưa mạch lạc, hiểu biết xã hội còn hạn chế, thiếu dẫn chứng. Ít thí sinh có phần phản đề, mở rộng và nâng cao trong bài làm.
- Câu 2: Kiến thức lí luận văn học mà các em đưa vào bài làm còn khá nghèo nàn, một số trích dẫn lí luận chưa thực sự phù hợp; dẫn chứng được chọn chưa tiêu biểu hoặc việc phân tích dẫn chứng chưa làm nổi bật được vấn đề nghị luận. Một số em chỉ phân tích dàn trải một vài tác phẩm, không bám vào yêu cầu của đề bài.
3. Môn Lý
Câu I.
a) Hầu hết các thí sinh làm được ý này. Một số bạn viết được phương trình nhưng tính toán sai.
b) Nhiều thí sinh không đọc kĩ đề, chỉ vẽ đồ thị mà không tính quãng đường và thời gian (hoặc chỉ tính thời gian, không tính quãng đường) như đề yêu cầu nên bị mất điểm.
Một số thí sinh vẽ nhầm thành đồ thị quãng đường – thời gian, hoặc vận tốc – thời gian
c) Nhiều bạn giải với trường hợp Huy đến cùng lúc với An, bỏ qua yêu cầu “đến trước”.
Hầu hết các bạn chỉ làm ra một nửa đáp số đúng (một trong hai hướng đi của Huy) mà quên xét đến hướng còn lại.
Câu II.
Nhiều thí sinh làm đúng cả 2 ý câu 2, tuy nhiên ở ý đầu tiên, thí sinh không tính đúng yêu cầu của đề bài: Tìm chiều cao mực nước, mà lại đi tính chênh lệch chiều cao.
Câu III.
- Thí sinh nhầm khái niệm điểm cực cận và điểm cực viễn.
- Thí sinh quên giữa kính và mắt có khoảng cách.
Câu IV.
- Thí sinh chưa biết đọc đồ thị
- Một số thí sinh nhầm đơn vị của cường độ dòng điện.
4. Môn Hóa
Câu 1:
1. Đa số học sinh làm tốt. Một số học sinh gặp khó khăn trong việc xác định A15, A16.
2. Đa số học sinh làm tốt.
Câu 2:
1. Đề lạ nên hầu hết học sinh không làm được.
2. Đa số học sinh làm tốt. Một số học sinh chưa dành được nhiều thời gian học hữu cơ nên xác định các chất còn sai.
Câu 3:
1. Đa số học sinh làm tốt. Một số học sinh chưa đọc kĩ đề nên xác định kim loại sai.
2. a. Đa số học sinh vẫn phải dùng nhiều thuốc thử để phân biệt. Nên hạn chế dùng thuốc thử, và dùng thuốc thử đặc hiệu để phân biệt.
2. b. Một số học sinh vẫn lúng túng trong bài tính toán liên quan hiệu suất, vận dụng ngược công thức dẫn đến kết quả sai.
Câu 4:
1. Nhiều học sinh chưa vận dụng tốt các định luật bảo toàn nên tính toán dài dòng và sai.
2. Mặc dù là phần kiến thức mới, nhưng đa số học sinh biết vận dụng kiến thức cung cấp trong đề và làm tốt.
Câu 5:
1. Nhiều học sinh tính toán sai. Đây là dạng bài khó. Học sinh cần hiểu bản chất phương pháp làm dạng này mới vận dụng tốt được.
2. Ý này cũng có nội dung kiến thức mới nhưng học sinh bình tĩnh đọc đề là làm được, nhưng nhiều học sinh chắc không còn nhiều thời gian nên bỏ không làm.
Nhận xét chung:
Đa số học sinh có kiến thức nền tốt, đã vận dụng được kiến thức đó vào giải quyết các câu hỏi. Nhưng vẫn còn học sinh hổng kiến thức nền và chưa áp dụng tốt kiến thức vào các bài tập. Nhiều học sinh chưa có chiến lược làm bài: cần phân bổ thời gian cho từng ý, đọc hết đề và có sự đánh giá sơ bộ mức độ khó dễ của từng câu. Câu dễ làm trước, khó làm sau. Làm ý nào chắc ý đó, cần nháp trước khi trình bày bài vào giấy thi, học sinh còn gạch xoá nhiều trong bài thi. Học sinh cần nắm chắc kiến thức, tạo tâm lý thoải mái tự tin khi làm bài thi.
5. Môn Sinh
Câu 1. 1 số em vẫn chưa phân biệt được các dạng đột biến điểm và hậu quả, 1 số em còn nhầm lẫn các mối quan hệ trong quần xã
Câu 2. một số học sinh biết cách làm còn đa số học sinh không làm được hoặc làm thiếu nhiều ý. Nguyên nhân có thể hs thấy sơ đồ và dạng bài lạ nên bỏ luôn hoặc có thể học sinh thiếu sáng tạo trong việc suy ra kiến thức mới từ câu này dựa trên kiến thức đã học.
Câu 3. Đa số học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để trả lời bài. Tuy nhiên, vẫn có những học sinh làm bài chưa chú tâm nên thường ghi thiếu ý hoặc phân chia quá nhiều trường hợp phức tạp.
Câu 4. Một nửa học sinh do không đọc kĩ đề nên bài làm ra đáp án sai. Lỗi đọc đề cần được khắc phục ở các bài thi tiếp theo
Câu 5. Đa số học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để trả lời bài. Tuy nhiên, vẫn còn 1 số Em chưa đọc kĩ câu hỏi, trả lời không đúng trọng tâm.
Câu 6. Nhiều học sinh trả lời được câu hỏi nhưng thường để mất ý dẫn tới mất điểm, mặt khác học sinh thiếu kĩ năng khái quát hóa vấn đề nên trả lời rất dài dòng, hiệu quả không cao. Vì không có kĩ năng khái quát hóa nên việc trả lời đi vào tiểu tiết mà không giải quyết được trường hợp tổng quát.
6. Môn tiếng Anh
1. Bài chữa lỗi sai:
- Học sinh không ghi rõ dòng chứa lỗi sai nên bị mất điểm.
- Học sinh không đọc kỹ yêu cầu của đề bài: văn bản có 7 lỗi sai, bao gồm cả lỗi sai ở phần ví dụ. Một số học sinh tìm thừa lỗi, dẫn tới bị lệch số câu ở các phần sau.
2. Bài viết đoạn văn:
- Một số học sinh viết thành bài văn (essay).
- Học sinh đọc không kỹ đề bài dẫn tới viết lan man, không đúng trọng tâm câu hỏi, thay vì viết về ‘ONE best way’, học sinh viết về ‘several ways’; có em viết về chủ đề hoàn toàn khác so với đề bài.
- Chú ý cấu trúc của đoạn văn: câu chủ đề nên là câu 1 hoặc câu thứ 2 của đoạn chứ kg nên viết đến nửa bài mới đưa ra câu chủ đề nên phần triển khai ý quá ít, không thuyết phục.
- Một số học sinh viết quá dài, dẫn tới bị trừ điểm.
3. Bài viết lại câu:
- Học sinh không để ý thì của câu đã cho nên câu viết lại không đúng thì, dù sử dụng đúng cấu trúc, nên cũng không được điểm.
- Một số học sinh viết chữ quá nhỏ, rất khó đọc.
II. GỢI Ý LÀM BÀI (CÓ THANG ĐIỂM)
Đáp án môn Toán chung thí sinh tải tại đây
Đáp án môn Ngữ văn chung thí sinh tải tại đây
Đáp án môn Toán chuyên thí sinh tải tại đây
Đáp án môn Ngữ văn chuyên thí sinh tải tại đây
Đáp án môn Vật lí thí sinh tải tại đây
Đáp án môn Hóa học thí sinh tải tại đây
Đáp án môn Sinh học thí sinh tải tại đây
Đáp án môn Tiếng Anh thí sinh tải tại đây
III. TRA CỨU ĐIỂM THI
1. Phổ điểm các môn
2. Mời quý phụ huynh và các em học sinh tra cứu điểm thi lần 2 của mình tại đây.
IV. THÔNG BÁO THI THỬ LẦN 3
1. Đối tượng dự thi
- Học sinh khối lớp 9 tất cả các trường THCS trên toàn quốc.
2. Thời gian, địa điểm tổ chức
- Ngày thi: 12/5/2024. Hình thức thi TRỰC TIẾP TẠI TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP.
- Thời gian đăng kí: đến hết ngày 08/5/2024 (BTC sẽ dừng nhận đăng kí nếu hết chỗ)
- Thời gian xem SBD và hướng dẫn thi: Từ ngày 11/5/2024.
- Xem kết quả thi: Ngày 22/5/2024
3. Lịch thi cụ thể
Thời gian
|
Môn thi
|
Thời gian làm bài
|
6h45
|
Tập trung thí sinh phổ biến quy chế, hướng dẫn thi
|
|
7h30 – 9h00
|
Văn chung
|
90 phút
|
9h45 – 11h15
|
Toán chung
|
90 phút
|
14h00
|
Tập trung thí sinh
|
|
14h30 – 16h30
|
Môn chuyên (Toán, Lí, Hoá, Sinh, Văn, Tiếng Anh, Tin học, Địa lí)
|
120 phút
|
4. Cách thức đăng kí và lệ phí dự thi
- Lệ phí thi: 450.000đ/1 đợt thi. (Bao gồm lệ phí đăng kí, lệ phí thi. Lệ phí sẽ không được hoàn trả nếu thí sinh bỏ thi)
- Đăng kí dự thi:
a. Đăng kí trực tuyến
+ Bước 1: Thí sinh nộp tiền vào số Tài khoản: 020094766266 tại ngân hàng SACOMBANK, PGD Lê Đức Thọ - CN Từ Liêm; chủ tài khoản TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM.
Cú pháp nộp tiền: L9-kí hiệu môn chuyên-Họ và tên thí sinhVí dụ: L9-CA-Nguyen Van A
Kí hiệu môn chuyên được quy định như sau: