TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP
THÔNG BÁO SỐ 3
Về việc tra cứu điểm thi thử lần 1 và tổ chức thi thử lần 2
kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên năm 2024
Sau đợt thi thử đầu tiên, Ban tổ chức thi trường THPT Chuyên ĐHSP xin gửi tới quý phụ huynh và các em học sinh gợi ý làm bài (có thang điểm) các môn thi, một vài nhận xét về kì thi, Tra cứu điểm thi lần 1 và thông báo thi lần 2.
I. GỢI Ý LÀM BÀI (CÓ THANG ĐIỂM)
Đáp án môn Toán chung thí sinh tải tại đây
Đáp án môn Ngữ văn chung thí sinh tải tại đây
Đáp án môn Toán chuyên thí sinh tải tại đây
Đáp án môn Ngữ văn chuyên thí sinh tải tại đây
Đáp án môn Vật lí thí sinh tải tại đây
Đáp án môn Hóa học thí sinh tải tại đây
Đáp án môn Sinh học thí sinh tải tại đây
Đáp án môn Tiếng Anh thí sinh tải mã đề 101 tại đây, mã đề 102 tại đây, mã đề 103 tại đây, mã đề 104 tại đây.
II. NHẬN XÉT
1. Môn Toán
a. Nhận xét về bài làm môn Toán chung: Thí sinh xem tại đây
b. Nhận xét về bài làm môn Toán chuyên: Thí sinh xem tại đây
2. Môn Văn
a. Đối với bài Văn chung
- Phần I: Đọc hiểu
+ Câu 1 đưa ra yêu cầu xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn. Đây là yêu cầu cơ bản nhưng vẫn còn một số bạn xác định sai hoặc chưa đưa ra được câu trả lời.
+ Đối với câu hỏi số 3, khá nhiều học sinh xác định chưa đúng biểu hiện của phép điệp cấu trúc câu, phân tích chưa đầy đủ, chính xác hiệu quả của biện pháp nghệ thuật này. Bởi vậy, số điểm mà các em có được ở phần này đa phần không cao. Lưu ý: Khi phân tích hiệu quả của phương tiện, biện pháp tu từ, các em cần chỉ rõ hiệu quả của biện pháp đó trên phương diện nội dung và hình thức.
+ Với câu 4, các em cần bám sát yêu cầu của đề, tập trung vào việc đề xuất những điều cần làm để đối xử tử tế với bản thân. Bên cạnh những bạn xác định đúng vấn đề, đảm bảo yêu cầu về hình thức và dung lượng đoạn văn thì vẫn còn một số trường hợp hoặc viết quá dài hoặc vi phạm yêu cầu về hình thức đoạn. Còn tồn tại những bài viết câu chưa đúng ngữ pháp, diễn đạt dài dòng, lủng củng.
- Phần II: Làm văn
+ Vẫn còn khá nhiều bài làm chưa đạt yêu cầu về quy cách của một bài văn: như viết đoạn hay chưa đảm bảo 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.
+ Khá nhiều em chưa bám sát yêu cầu của đề, phân tích chung chung, khai thác đoạn trích sơ sài. Cũng có một số trường hợp thoát li hoàn toàn yêu cầu của đề, đi vào phân tích nội dung mà đề không yêu cầu.
+ Lưu ý: Các em cần huy động và sử dụng một cách hợp lí những kiến thức về tác giả, xuất xứ tác phẩm; tránh lạm dụng phần liên hệ, mở rộng; đảm bảo tính chính xác của ngữ liệu đưa vào bài.
b. Đối với bài Văn chuyên.
- Nhiều em xác định chưa đúng/ chưa sát yêu cầu của đề bài; chưa biết triển khai ý theo yêu cầu của một bài văn (vẫn còn một số bạn viết đoạn văn ở cả hai câu).
- Câu 1: Với dạng đề nghị luận xã hội từ câu chuyện, các em cần lưu ý tránh rơi vào một trong hai thái cực: biến bài làm thành bài phân tích câu chuyện hoặc thoát li hoàn toàn câu chuyện mà đề cho. Nhiều bạn chưa xác định đúng vấn đề nghị luận rút ra từ văn bản; một số khác do chưa đọc kỹ đề bài “một bài học cuộc sống” nên nghị luận về hai hoặc ba vấn đề dẫn đến bài làm không sâu và có thể thiếu thời gian. Một số bài làm thể hiện sự thiếu sự mạch lạc trong tư duy (không rõ luận điểm), hạn chế về hiểu biết xã hội, thiếu dẫn chứng.
- Câu 2: Kiến thức lí luận văn học mà các em đưa vào bài còn khá nghèo nàn; dẫn chứng được chọn chưa tiêu biểu hoặc việc phân tích dẫn chứng chưa làm nổi bật được vấn đề nghị luận. Một số em chỉ phân tích một vài tác phẩm, không quan tâm đến yêu cầu của đề, một số khác lại có những sự liên hệ, trích dẫn chưa thực sự phù hợp.
2.3. Môn Lý
Câu I.
1. Ý 1
+ Biến đổi sai về toán học nên không ra kết quả đúng.
+ Thay số nhầm.
2. Ý 2
+ Một thuyền được tính 2 lần.
+ Quên không tính số thuyền xuất phát trong thời gian một thuyền đang nghỉ ở hai bến hoặc chỉ xét thời gian thuyền nghỉ tại 1 bến nên tính ra số thuyền chở khách sai.
3. Ý 3
+ Chỉ xét chuyển động của thuyền đi ngược lại mà quên mất là thuyền đang xét cũng đang chuyển động. Một số bạn xét được tính tương đối của 2 chuyển động ngược chiều nhưng lại tính số lần gặp bằng thời gian xuôi dòng chia cho khoảng thời gian giữa hai lần gặp liên tiếp (hoặc thời gian ngược chia cho khoảng thời gian giữa hai lần gặp liên tiếp), cách làm này chỉ đúng với đúng các số của bài cho để khi thuyền vừa tới bến, thuyền gặp 1 thuyền khác đúng lúc đó. Nếu số liệu thay đổi thì cách làm trên không đúng nữa.
+ Vẽ đồ thị sai (với cách giải đồ thị).
+ Tính cả số lần gặp ở bến.
Câu II.
1. Nhiều học sinh đọc không kỹ đề ý 1 dẫn tới vẫn xét quá trình đổ thêm nước vào.
2. Nhiều học sinh ra kết quả ý 2 và ý 3 nhưng không có lập luận chặt chẽ về giá trị nhỏ nhất và lớn nhất.
3. Một số học sinh thay sai số liệu đã cho trong bài dẫn tới kết quả sai.
Câu III.
Học sinh không thuộc công thức, giải phương trình sai, vẽ lại mạch điện sai nên tính điện trở tương đương sai.
Câu IV.
1. Nhiều học sinh không nêu cách vẽ đường truyền của tia sáng.
2. Một số học sinh nêu sai cách vẽ đường truyền tia sáng (không thể vẽ tia phản xạ song song với gương G1 ngay ở bước đầu tiên)
2.4. Môn Hóa
Câu 1: Đa số học sinh làm tốt
Câu 2:
1. Vẫn còn một số học sinh chưa biết tính độ dinh dưỡng của phân lân.
2. Một số học sinh không xét trường hợp dẫn đến kết quả sai.
Câu 3:
1. Đa số học sinh làm tốt
2. Đây là bài khó, nhiều học sinh không làm được bài do việc tính toán phức tạp và phải xét trường hợp
Câu 4:
1. Mặc dù đây là ý có kiến thức mới nhưng nếu học sinh đọc kỹ đề là làm được, tuy nhiên ý c có 2 khả năng thì đa số học sinh chỉ làm được một khả năng
2. Một số học sinh chưa biết tách các chất hữu cơ trong một hỗn hợp
Câu 5:
1. Đây là ý về kiến thức cơ bản hữu cơ có nhóm chức, có thể một số học sinh chưa được ôn luyện nhiều nên làm sai.
2. Ý này cũng có nội dung kiến thức mới nhưng học sinh bình tĩnh đọc đề và thay công thức vào là làm được, nhưng nhiều học sinh bỏ không làm. Có một số học sinh nhầm chỗ người nữ giới uống một nửa lon bia thành uống cả lon bia nên dẫn đến kết quả sai.
Nhận xét chung:
Nhìn chung đa số học sinh đã tích lũy được kiến thức nền, đã áp dụng được kiến thức đó vào các bài tập, câu hỏi ứng dụng. Nhưng vẫn còn học sinh hổng kiến thức nền, và chưa áp dụng tốt kiến thức vào các bài tập. Nhiều học sinh chưa có chiến lược làm bài: dành quá nhiều thời gian vào câu khó, khi để ý đến câu dễ thì đã hết giờ.
2.5. Môn Sinh
Câu 1. Đa số học sinh đã nắm được kiến thức cơ bản, 1 số học sinh còn nhẫm lẫn giữa các cơ chế di truyền cấp phân tử và 1 số học sinh chưa đọc kĩ đề bài nên mất điểm
Câu 2 nhìn chung đa số học sinh nắm được kiến thức cơ bản, tuy nhiên còn thiếu ý nâng cao và kỹ năng trình bày bài chưa tốt.
Câu 3. Đa số HS nắm được kiến thức cơ bản. Tuy nhiên kiến thức nâng cao trả lời thiếu ý, tính nhầm, 1 số HS thiếu viết sơ đồ lai minh họa.
Câu 4: Hầu hết thí sinh thiếu kĩ năng đọc thông tin trong bảng, phụ thuộc vào kĩ năng phân tích dữ liệu di truyền, trình bày lí luận quá dài mà không đi được vào trọng tâm câu hỏi.
Câu 5: Nhiều học sinh chưa nắm vững các khái niệm sinh thái.
Câu 6: Phần lớn thí sinh phân tích tốt vai trò của khoảng cách địa lí từ đảo tới đất liền, độ lớn của đảo và độ đa dạng loài của hệ sinh thái.
2.6. Môn tiếng Anh
- Dạng bài biến đổi từ: nhiều học sinh tìm được từ nhưng viết sai chính tả hoặc thiếu số nhiều (với danh từ)
- Một số lỗi hay gặp trong viết đoạn
· Viết thành bài essay thay vì viết đoạn như yêu cầu của đề bài
· Dùng từ không đúng ngữ cảnh
· Triển khai ý không liên quan đến chủ đề đoạn.
· Dẫn đề quá dài khi vào ý chủ đề khiến mất trọng tâm (phần trả lời cho câu hỏi của đề bài chỉ còn chưa đến một nửa của đoạn văn)
III. TRA CỨU ĐIỂM THI
1. Phổ điểm các môn
Phân tích kết quả thi
2. Mời quý phụ huynh và các em học sinh tra cứu điểm thi lần 1 của mình tại đây.
http://thithu.chuyensp.edu.vn/
IV. THÔNG BÁO THI THỬ LẦN 2
1. Đối tượng dự thi
- Học sinh khối lớp 9 tất cả các trường THCS trên toàn quốc.
2. Thời gian, địa điểm tổ chức
- Ngày thi: 14/04/2024. Hình thức thi trực tiếp tại Trường THPT Chuyên ĐHSP
- Thời gian đăng kí: đến hết ngày 10/04/2024 (BTC sẽ dừng nhận đăng kí nếu hết chỗ)
- Thời gian xem SBD và hướng dẫn thi: Từ ngày 13/04/2024.
- Xem kết quả thi: Ngày 24/04/2024.
3. Lịch thi cụ thể
Thời gian
|
Môn thi
|
Thời gian làm bài
|
6h45
|
Tập trung thí sinh phổ biến quy chế, hướng dẫn thi
|
|
7h30 – 9h00
|
Văn chung
|
90 phút
|
9h45 – 11h15
|
Toán chung
|
90 phút
|
14h00
|
Tập trung thí sinh
|
|
14h30 – 16h30
|
Môn chuyên (Toán, Lí, Hoá, Sinh, Văn, Tiếng Anh)
|
120 phút
|
4. Cách thức đăng kí và lệ phí dự thi
- Lệ phí thi: 450.000đ/1 đợt thi. (Bao gồm lệ phí đăng kí, lệ phí thi. Lệ phí sẽ không được hoàn trả nếu thí sinh bỏ thi)
- Đăng kí dự thi:
a. Đăng kí trực tuyến
+ Bước 1: Thí sinh nộp tiền vào số Tài khoản: 020094766266 tại ngân hàng SACOMBANK, PGD Lê Đức Thọ - CN Từ Liêm; chủ tài khoản TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM.
Cú pháp nộp tiền: L9-kí hiệu môn chuyên-Họ và tên thí sinh
Ví dụ: L9-CA-Nguyen Van A
Kí hiệu môn chuyên được quy định như sau:
CA: Chuyên Tiếng Anh
CH: Chuyên Hóa học
CI: Chuyên Tin học
CL: Chuyên Vật lí
CO: Chuyên Toán
CS: Chuyên Sinh học
CV: Chuyên Ngữ văn
+ Bước 2: Phụ huynh và học sinh chụp biên lai nộp tiền gửi vào email: chuyensp16@gmail.com , ghi rõ họ tên thí sinh và môn chuyên đăng ký dự thi gửi kèm. Trong 24h, Ban tổ chức thi sẽ đối chiếu thông tin từ ngân hàng và biên lại nộp tiền. Sau đó, BTC sẽ gửi tin nhắn xác nhận và cấp mã dự thi cho thí sinh qua email đã đăng kí. (Mã dự thi không phải là số báo danh). Thí sinh lưu ý thư có thể vào inbox hoặc spam.
+ Bước 3: Thí sinh dùng mã dự thi được cấp, đăng kí dự thi qua link sau đây: https://forms.gle/wPmJXtx55yUR4XG2A
b. Đăng kí trực tiếp
Phụ huynh và học sinh có thể đăng kí trực tiếp tại phòng 107 Trường THPT Chuyên ĐHSP, nhà D1, 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, HN.
5. Xem SBD và kết quả thi
- Thí sinh xem danh sách, số báo danh, phòng thi trên trang web http://chuyensp.edu.vn. Nếu có sai sót về thông tin dự thi, thí sinh gọi điện đến số điện thoại 0385.228.464, 0977.844.585, 0815.433.555 để được giải quyết.
- Kết quả thi, gợi ý làm bài và thang điểm được công bố trên trang web http://chuyensp.edu.vn sau khi thí sinh biết điểm thi
BAN TỔ CHỨC