Tra cứu điểm thi thử vào lớp 10 chuyên năm 2023-lần 3
Thứ Ba, ngày 8 tháng 10 năm 2024

Tra cứu điểm thi thử vào lớp 10 chuyên năm 2023-lần 3


 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

     TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐHSP

 

THÔNG BÁO SỐ 6

Về việc tra cứu điểm thi thử lần 3

kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên năm 2023

          Các em học sinh yêu quý!

Các em vừa được tham gia kì thi thử trực tiếp tại trường, là lần cọ sát chuẩn bị tâm lí, kinh nghiệm làm bài, trình bày bài cho bài thi chính thức sắp tới. Chấm bài thi thử lần này, các thầy cô vui mừng nhận thấy những chuyển biến tích cực: các em đã có thêm nhiều kinh nghiệm và có những chiến lược ôn tập tốt hơn, làm bài chắc chắn hơn nên mặt bằng chung kết quả bài thi là khá tốt. Mong các em tiếp tục nỗ lực ở chặng nước rút để về đích thành công.

Trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm của Hà Nội, chúc các em luôn vui khỏe, ôn tập tốt và đạt kết quả cao nhất trong kì tuyển sinh sắp tới!

Ban tổ chức thi trường THPT Chuyên ĐHSP xin gửi tới quý phụ huynh và các em học sinh gợi ý làm bài (có thang điểm) các môn thi, một vài nhận xét về kì thi, Tra cứu điểm thi lần 3.

I. GỢI Ý LÀM BÀI (CÓ THANG ĐIỂM)

Đáp án môn Toán chung thí sinh tải tại đây

Đáp án môn Ngữ văn chung thí sinh tải tại đây

Đáp án môn Toán chuyên thí sinh tải tại đây

Đáp án môn Ngữ văn chuyên thí sinh tải tại đây

Đáp án môn Vật lí thí sinh tải tại đây

Đáp án môn Hóa học thí sinh tải tại đây

Đáp án môn Sinh học thí sinh tải tại đây

Đáp án môn Tiếng Anh thí sinh tải tại đây

II. NHẬN XÉT

1. Môn Toán

a. Nhận xét về bài làm môn Toán chung: Thí sinh xem tại đây

b. Nhận xét về bài làm môn Toán chuyên: Thí sinh xem tại đây

2. Môn Văn

a. Đối với bài Văn chung

  - Câu 1:

+ Xác định thể thơ là thao tác khá đơn giản (thể thơ năm chữ) tuy nhiên một số thí sinh vẫn xác định sai (thơ ngũ ngôn tứ tuyệt, thơ tự do) do không nắm chắc về các thể loại thơ.

+ Khi chỉ ra 2 biện pháp liên kết được sử dụng trong bài thơ, ngoài việc chỉ ra sai biện pháp, một phần nhỏ thí sinh còn mắc lỗi là chỉ gọi tên biện pháp liên kết nhưng không chỉ cụ thể nó nằm ở chi tiết nào trong bài thơ.

+ Với câu hỏi giải thích ý nghĩa một câu thơ cụ thể, thí sinh cần bám sát vào câu thơ mà đề bài hướng đến, dựa theo đó mà cắt nghĩa. Rất nhiều thí sinh mất điểm do tán lan man sang các câu thơ khác, hoặc liên hệ vượt ra khỏi phạm vi bài thơ.

+ Đối với phần viết đoạn văn, các em cần đọc kĩ yêu cầu của đề để xác định đúng trọng tâm và tập trung viết về vai trò của phẩm chất mà mình lựa chọn; tránh viết lan man về biểu hiện, nguyên nhân, lấy dẫn chứng quá rườm rà (do đoạn văn chỉ yêu cầu 12 câu). Một số học sinh vẫn vi phạm hình thức bài viết: viết bài văn thay vì đoạn văn, trình bày quá nhiều ý không phải trọng tâm, hoặc chọn quá nhiều phẩm chất.

- Câu 2:

+ Vẫn còn khá nhiều bài làm chưa đạt yêu cầu về quy cách và dung lượng của một BÀI VĂN. Các em cần huy động và sử dụng một cách hợp lí những kiến thức về tác giả, xuất xứ tác phẩm; tránh lạm dụng phần liên hệ, mở rộng; đảm bảo tính chính xác của ngữ liệu đưa vào bài.

+ Một lỗi rất thường gặp là các thí sinh sa vào phân tích những chi tiết về anh thanh niên KHÔNG CÓ trong trích đoạn đề ra. Bài văn thay vì bám vào trích đoạn, thì lại sa vào phân tích cả tác phẩm. 

b. Đối với bài Văn chuyên

- Nhiều em xác định chưa đúng/ chưa sát yêu cầu của đề; chưa biết triển khai ý theo yêu cầu của một bài văn (còn khá nhiều em cả hai câu đều viết đoạn văn).

- Câu 1: Hầu hết các em đều xác định được vấn đề trọng tâm (vai trò của trí tưởng tượng), biết cách triển khai bài viết, sử dụng nhiều dẫn chứng phù hợp, có quan điểm cá nhân. Một số nhỏ thí sinh mắc các lỗi như triển khai quá ngắn, thiếu dẫn chứng, hoặc rơi vào cực ngược lại, là trình bày quá rườm rà, ảnh hưởng đến dung lượng câu sau.

- Câu 2: Một số đáng kể các thí sinh không hiểu được yêu cầu của đề bài, dẫn đến sai lầm trong cách triển khai. Thay vì xuất phát từ khái niệm hình tượng, giải thích tính chỉnh thể của hình tượng là gì, rồi mới đi vào phân tích 2 hình tượng trong bài thơ, thì các em lại triển khai thành một bài phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, mà không đả động hoặc nhắc rất ít đến tính chỉnh thể của hình tượng. Thêm vào đó, học sinh sau khi chỉ ra các bình diện của hình tượng xe không kính và người lính lái xe, thì không làm rõ được các bình diện ấy thống nhất với nhau thành một chỉnh thể như thế nào. Hầu hết các bài viết đưa rất nhiều thông tin rườm rà, không cần thiết đối với một đề bài thiên về lý luận (thông tin tiểu sử tác giả, văn học cách mạng, v.v...) Qua đề bài này có thể thấy thí sinh khá máy móc khi viết, còn yếu về khả năng vận dụng linh hoạt các kiến thức đã học tùy theo yêu cầu của đề bài.

2.3. Môn Lý

- Câu 1: + Ý 1: Đa số học sinh làm được, một số học sinh hiểu sai đề, xét 3 lần tăng tốc.

+ Ý 2: Đa số học sinh thiếu lập luận, thừa nhận thời gian chuyển động bằng số nguyên lần  dẫn tới kết quả bị đơn giản hóa.

- Câu 2: - Đa số học sinh tính được nhiệt độ của môi trường. Nhiều học sinh có cách làm đúng nhưng tính toán sai nên kết quả sai.

- Câu 3: + Ý 1: Đa số học sinh làm được, một số học sinh tính sai điện trở tương đương của mạch.

+ Ý 2: Nhiều học sinh không thiết lập đủ phương trình cần thiết.

- Câu 4: + Ý 1: Đa số học sinh làm được.

 + Ý 2: Nhiều học sinh nhầm khoảng cách giữa màn và ảnh tạo bởi thấu kính thứ nhất.

2.4. Môn Hóa

Đề thi thử lần 3 tương đối nhẹ nhàng, học sinh làm tốt. Có nhiều điểm trên 8, 9.

Một số điểm cần rút kinh nghiệm khi làm bài:

- Câu 1.1: học sinh thường quên chứng minh sự có mặt của gốc muối clorua.

- Câu 1.2: học sinh không quen làm việc với các con số lớn như kg hay tấn, tính toán số mol sai dẫn đến sai thể tích đáng tiếc.

- Câu 2.1: Phạm vi kiến thức mới, học sinh chỉ cần đọc kĩ đề dẫn là sẽ làm được. Nhiều học sinh tính toán tốt nhưng quên hiệu suất nên chưa được điểm trọn vẹn.

- Đối với các ý hỏi mà đáp án có nhiều trường hợp, khi trình bày học sinh nên làm nổi bật các đáp số để khi chấm giám thị nhìn rõ kết quả, không bị bỏ sót ý đúng, thiệt cho học sinh.

- Các câu khác : không có chú ý gì đặc biệt, học sinh đọc kĩ đề và làm cẩn thận là đạt điểm tốt.

 

2.5. Môn Sinh

Câu 1. Đa số học sinh nắm vững và làm khá tốt. Tuy nhiên kỹ năng trình bày còn dài dòng, chưa súc tích!

Câu 2. Nhiều học sinh nhầm lẫn về cơ chế di truyền và đột biến. Đặc biệt, khá nhiều HS còn gấp giấy thi chưa đúng, cần đặc biệt lưu ý trong các kì thi sau này

Câu 3. Nhiều thí sinh chưa hiểu bản chất sự tương tác giữa các alen của cùng một gen, lại mô tả sự tương tác gen không alen nên không có được điểm cho câu hỏi. Thí sinh khác thì quên tương tác gen alen gây chết đồng hợp.

Phần bài tập quy luật di truyền, các thí sinh nắm tương đối tốt dấu hiệu quy luật liên kết giới tính và làm bài tốt.

Câu 4. Đa số HS hiểu bài và làm được. Tuy nhiên nhiều HS chưa phân tích kĩ ý 4.1 nên ko đạt đc điểm tối đa.

Câu 5. Học sinh cần khẳng định tên đúng của mối quan hệ đó và trong phần giải thích phải nhấn mạnh điểm nào trên đồ thì thể hiện mối quan hệ vật ăn thịt -con mồi, chứ không phải quan hệ cạnh trạnh.

Câu 6. Phần lớn học sinh nêu được vai trò của hô hấp và quang hợp nhưng chưa đủ.

Vẫn nhầm tác hại của CO2 làm phá huỷ tầng ozon, và không nhắc tới hiệu ứng nhà kính.

 

2.6. Môn tiếng Anh

1. Nhiều học sinh hiểu sai đề bài viết đoạn văn. Đề bài yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi “Is it OK to lie online?” (“Nói dối trên mạng có ổn kg?”) nhưng nhiều học sinh triển khai theo hướng tác hại của việc dành nhiều thời gian trên mạng hoặc mặt trái của công nghệ.

2. Đề bài yêu cầu viết ĐOẠN VĂN, nhưng vẫn có học sinh viết thành BÀI LUẬN.

3. Bài đọc hiểu câu hỏi từ 71 đến 75 yêu cầu học sinh trả lời TRUE / FALSE, một số học sinh trả lời thành YES / NO

4. Bài sửa lỗi sai từ câu 29 đến câu 33, học sinh cần ghi rõ dòng, lỗi sai và sửa lỗi mới được điểm. Một số học sinh không chỉ ra lỗi sai, chỉ điền phần sửa lỗi sẽ không được tính điểm.

5. Một số học sinh ghi mã đề không rõ ràng. Ví dụ: mã đề 304 viết thành 309.

 

III. TRA CỨU ĐIỂM THI

1. Phổ điểm các môn
Các em xem phổ điểm các môn tại đây nhé!

2. Mời quý phụ huynh và các em học sinh tra cứu điểm thi lần 3 của mình tại đây.



Các bài viết khác:
Nam sinh giành vé cuối vào chung kết Olympia sau trận thi kịch tính (6/10)
NGƯT Vũ Văn Tiến: “Người thầy dù ở hoàn cảnh nào cũng phải là tấm gương cho học sinh" (15/9)
Một lớp chuyên lần đầu xuất hiện ở trường cấp 3 đình đám Hà Nội: Tên cũ mà mới, tỉ lệ chọi thế nào? (12/9)
Lớp chuyên Địa lí đầu tiên của THPT Chuyên Đại học Sư phạm hân hoan chào đón năm học mới (6/9)
Hành trình đầy cảm xúc của nam sinh có điểm thi cao nhất đội Việt Nam tại IMO 2024 (27/8)
Nam sinh Hà Nội giành vòng nguyệt quế tuần Olympia sau 4 vòng thi đều dẫn đầu (11/8)
Ngôi trường chuyên nuôi dưỡng những 'thần đồng' Toán học Việt Nam: Đem về tấm HCB Olympic Toán quốc tế đầu tiên, là ‘cái nôi’ của các lớp năng khiếu Toán (10/8)
Học sinh Việt Nam giành huy chương vàng Olympic phát minh và sáng chế thế giới (28/7)
Trường ĐH Sư phạm Hà Nội chúc mừng thành tích học sinh thi Olympic Toán quốc tế (28/7)
Nam sinh giành điểm cao nhất đội Việt Nam tại Olympic Toán quốc tế (28/7)
Tin mới nhất
Bài viết đáng quan tâm
Liên kết website